Sukem nhà mình rất thích các hoạt động trò chơi kèm theo sau khi 2 mẹ con kết thúc 1 câu chuyện nào đó qua sách hoặc qua video. Mình luôn kết hợp hoạt động đọc, nghe, nhìn để bé dễ hình dung nhất, và luôn cố gắng tối đa việc cho con thực hiện thực hành nếu có cơ hội. Dịp gần đây Sukem vô cùng thích thú và bị thu hút bởi câu chuyện "" The Very hungry Caterpillar"" và trong quá trình tìm hiểu mình đã tìm thấy rất nhiều thông tin hữu ích thông qua câu chuyện và muốn chia sẻ thông tin đó cho các cha mẹ có con nhỏ và quan tâm giống mình. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu cách khai thác cuốn sách tranh kinh điển về chú sâu háu ăn của tác giả Eric Carle.
“Chú sâu háu ăn” đã bán được 29 triệu bản trên toàn thế giới kể từ 1969, cứ 30 giây lại có một cuốn được mua.Với lời văn đơn giản, hình minh họa hấp dẫn, “Chú sâu háu ăn” được cả trẻ em lẫn người lớn yêu thích. Với mình cuốn sách không đơn thuần chỉ là một câu chuyện mà còn ẩn chứa trong đó là sự nghiên cứu khoa học, toán học và nghệ thuật.
Với hoạt động đọc có chỉ dẫn
Thử thách trẻ cách tư duy phản biện trong khi đọc to cuốn sách “Chú sâu háu ăn”.
1. Trước khi mở cuốn sách, đề nghị trẻ nhìn vào trang bìa và đưa ra dự đoán. Bạn có thể đặt cho con những câu hỏi như:
Con nghĩ câu chuyện này nói về gì?
Con đã biết gì về sâu bướm chưa?
Ảnh: Vector Illustration
2. Đọc từ trang 1 tới trang 3 cho trẻ nghe. Sau đó, dừng lại, che trang 4 đi. Hỏi trẻ:
Giờ thì con đoán chuyện gì tiếp theo?
Loại thức ăn nào mà sâu bướm đang tìm kiếm nhỉ?
3. Bắt đầu đếm số ngày và số thực phẩm mà sâu bướm đã ăn. Dừng lại sau phần 4 trái dâu tây. Hỏi trẻ:
Theo con, sâu bướm sẽ ăn gì tiếp đây?
Con có nhận ra đâu là loại thức ăn yêu thích của sâu bướm không?
Con có nhận ra các con số ở đây được sắp xếp theo thứ tự nào?
4. Đọc tiếp cho trẻ.
Dừng lại lần nữa sau khi sâu bướm ăn 1 chiếc lá xanh duy nhất. Đừng lật sang trang tiếp theo. Đề nghị trẻ đoán xem sâu bướm trông thế nào sau khi ăn toàn bộ số thức ăn đó.
5. Sau khi sâu bướm chui vào kén, dừng lại lần nữa.
Đề nghị trẻ đoán xem chuyện gì xảy ra khi sâu bướm nằm trong kén.
6. Sau khi đọc xong câu chuyện, hỏi trẻ:
Con nghĩ chuyện gì xảy ra nếu câu chuyện tiếp tục?
Bướm có thể bước vào chuyến phiêu lưu nào?
Liệu chú ta còn đói không?
Nếu có, bướm sẽ ăn gì?
https://www.youtube.com/watch?v=75NQK-Sm1YY
Với hoạt động khoa học:
Thảo luận với trẻ về khái niệm hoá thân: khi chú sâu háu ăn lột xác thành bướm. Tập trung vào định nghĩa những từ mà trẻ chưa biết. Giải thích kén là gì, sâu bướm và bướm thực sự ăn gì và loài nào sống ở khu vực của trẻ.
Ảnh: dinocro.info
Với hoạt động Toán:
Thực hành thao tác đếm với Chú sâu háu ăn. Bạn có thể phát cho trẻ phiếu bài tập điền số vào những phần còn trống để hoàn thành số lượng thực phẩm sâu bướm đã ăn. Sau phần 5 quả cam, giúp trẻ nhận ra, quy luật số lượng thức ăn tăng dần của sâu bướm. Đề nghị trẻ nói to những loại thức ăn kèm số lượng mà sâu bướm sẽ ăn theo thứ tự trên. Ví dụ: 6 quả chuối, 7 cái bánh quy…
Ảnh: Early Learning HQ
Ảnh: ARTiculation360
Với hoạt động tư duy:
Ảnh: pinterest.com
Khích lệ trẻ thực hành tư duy phản biện trong lúc tận hưởng niềm vui thích với “Chú sâu háu ăn”. Đề nghị trẻ hoàn thành các hoạt động dưới đây để xem trẻ làm theo chỉ dẫn và chú ý tới chi tiết như thế nào.
Chi tiết hoạt động đi kèm sách: The Very Hungry Caterpilar (Ảnh: Pinterest)
Với hoạt động nghệ thuật ngôn ngữ:
Thực hành sử dụng tính từ bằng cách tạo ra các thẻ tên cho trẻ. Trên đó có ghi: “My name is… and I am VERY…”.
Mở rộng hoạt động này bằng cách đề nghị trẻ điền vào chỗ trống tính từ:
bắt đầu bằng chữ cái giống chữ cái trong tên hoặc họ của trẻ
có nhiều hơn 4 chữ cái và cứ thế…
Ảnh: Woo! Jr. Kids Activities
Hoạt động đánh vần:
Đề nghị trẻ vẽ con sâu bướm của riêng mình, với 1 hình tròn làm đầu và 26 hình tròn làm thân.
Sau đó, trẻ sẽ trang trí cho sâu bướm và cắt riêng phần đầu ra. Tiếp tục cắt từng khúc trên thân sâu bướm. Viết mỗi chữ cái trong bảng chữ cái lên từng hình tròn. Kết quả, trẻ sẽ có một bảng chữ cái hoàn chỉnh.
Đưa cho trẻ 1 từ và khích lệ trẻ “tái tạo” cơ thể sâu bướm bằng cách đặt các hình tròn chứa chữ cái vào đúng vị trí để tạo thành từ mà bạn giao. Hãy dùng các từ liên quan tới cuốn sách như “inch”, “fruit”, “hungry”.
Kết thúc bài tập bằng cách đề nghị trẻ gắn lại thân mình sâu bướm để tạo thành tên trẻ. Có thể sử dụng hình tròn bổ sung với những chữ cái lặp lại. Chú sâu bướm mới này sẽ được dùng làm thẻ tên hoặc thẻ giữ chỗ của trẻ khi tham gia một hoạt động nào đó.
Ảnh: iSLCollective
Hoạt động đọc tự do:
Bổ sung bộ sưu tập của nhà bạn với các cuốn sách khác của Eric Carle. Khích lệ trẻ đọc càng nhiều càng tốt. Bình chọn xem cuốn sách nào của Eric Carle mà trẻ thích nhất. Đề nghị trẻ chia sẻ lý do vì sao thích cuốn đó.
Tham khảoTeacher Vision
Thùy Linh